4 bước để trở thành một người viết content chuyên nghiệp

Bạn có thể kết hợp với người khác trong bất kì chuyên mục nào của content.
Việc này có thể giúp giảm tải lượng công việc của bạn, kéo theo thêm nhiều content

Việc tạo ra một content hay đã khó rồi, nhưng việc phải tạo ra nhiều content hay theo một lịch trình nhất định, thường xuyên có thể gây quá tải và khiến nhiều nhà marketing thấy e dè.

4 bước để trở thành một người viết content thành công


Chúng ta đều biết rằng content tuyệt vời là một yếu tố cần thiết để đạt thành công trong lĩnh vực marketing kỹ thuật số ngày nay – đặc biệt là khi nó có dính tới SEO.

Vấn đề mà rất nhiều người mắc phải chính là có được thời gian để tạo ra content.

Có rất nhiều người trong chúng ta đều đã thấy kiệt sức khi cứ phải bận rộn điều hành công việc và phục vụ khách hàng sẵn rồi, chính vì vậy để có thể tìm đủ thời gian để sản xuất ra content tuyệt vời là chuyện rất khó khăn.
Và hầu hết tất cả mọi người đều thấy chuyện sản xuất content đó với số lượng nhiều là chuyện gần như không thể.

Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay, MARKETING NẮNG XANH sẽ cung cấp cho bạn một vài thủ thuật mà chúng tôi đã sử dụng thành công để sản xuất ra những content tuyệt vời.

Việc này sẽ giúp bạn tạo ra sự chú ý cho nhãn hàng và lượng traffic tìm kiếm thuần, chưa kể tới rằng những status chủ quyền cao sẽ giúp việc giành được những đường link đầy hứa hẹn có thể đẩy mạnh thứ hạng của bạn lên.

1. Lập kế hoạch trước
Nếu như bạn muốn sản xuất được nhiều content tuyệt vời một cách hiệu quả để có thể giúp bạn tiến tới mục tiêu chiến lược của bạn thì bạn cần phải có một kế hoạch, bởi vì không giống như nhiều người nghĩ: chúng ta không thề làm tốt điều gì khi có áp lực quá cao.

Như khi chúng tôi điều hành website, chúng tôi có một kế hoạch quá trình đóng vai trò then chốt cho cả thành công của chúng tôi lẫn thành công của khách hàng.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách nhận định các mục tiêu có chiến lược và sau đó xác định thủ thuật tốt nhất để có thể đạt được những mục tiêu đó.
Tiếp theo, chúng ta lên kế hoạch và lên lịch cho việc phát triển nội dung cần thiết để áp dụng những thủ thuật đó từ 6 tới 12 tháng tới.
Có một số người cảm thấy rằng cấu trúc này sẽ dập tắt khả năng sáng tạo của họ, nhưng thật chất không phải như vậy.
Trong thực tế mà nói, việc này sẽ giúp bạn bắt đầu quen với một nhịp độ thường xuyên, và sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để tạo ra content tuyệt vời.
Thêm vào đó, việc bạn không còn bị gánh nặng phải liên tục đưa ra ý tưởng mới liên tục thì đầu óc bạn sẽ thấy tự do để sản xuất được nhiều ý tưởng mới trong quá trình đó, và bạn sẽ có thể bổ sung những ý tưởng này vào nhịp độ công việc hoặc để dành cho sau này đều được.
Một lợi thế khác của việc lập kế hoạch sẵn chính là nó cho phép chúng ta gợi ý tới những content trong tương lai và cung cấp cơ hội cho chúng ta dẫn link lại về những content cũ, cho nên chúng ta sẽ có được thêm sự thu hút từ tất cả những content chúng ta đăng tải.
Và cũng bởi vì mọi thứ đều đã được lên kế hoạch sẵn cho nên chúng ta sẽ không bao giờ lâm vào tình cảnh “nước tới chân mới nhảy” – vào những phút giây cuối cùng mới phải vất vả đi tìm ý tưởng.
Nếu như bạn muốn đi thêm một bước nữa thì bạn cũng có thể sử dụng hệ thống quản lý dự án như là Basecamp hoặc là Teamwork để lên lịch tất cả công việc liên quan tới nội dung bạn đã lên sẵn kế hoạch.
Việc này sẽ giúp bạn quản lý hết tất cả mọi thứ một cách hiệu quả và cung cấp một hệ thống vững chắc đáng tin tưởng nếu như bạn đang làm việc nhóm.

2. Chia nhỏ giai đoạn sản xuất nội dung
Khi nhắc tới nhịp độ thì bạn cũng có thể áp dụng cùng lý thuyết đó để sản xuất content của mình.
Có rất nhiều tác giả có thói quen chỉnh sửa khi đang viết bài, nhưng đó là cách sản xuất content vô cùng mất hiệu quả.
Bạn sẽ sản xuất content tốt hơn rất nhiều nếu như bạn chia nhỏ việc sản xuất thành ba giai đoạn:

Lập dàn ý (Outline)
Sản xuất
Chỉnh sửa
Lập dàn ý (Outline)
Chúng tôi phát hiện ra cách hiệu quả nhất để sản xuất mội nội dung tiết kiệm thời gian nhất chính là bước đầu tiên bạn phải làm chính là viết một dàn ý.
Dàn ý này sẽ giúp biến đổi ý tưởng trong tâm trí bạn thành một văn bản có cấu trúc để bạn sắp xếp lại trước khi bạn bắt đầu viết.
Việc này giúp bạn luôn suy nghĩ đúng hướng và giảm lượng thời gian và năng lượng bạn phải lãng phí khi bị chệch hướng suy nghĩ, đi lòng vòng không tới đích.
Bạn không cần phải làm gì quá phức tạp, cứ bắt đầu bằng cách tạo ra một chuỗi tiêu đề phụ (Subheading).

Sản xuất
Tiếp theo, bắt đầu viết dưới những mục tiêu đề phụ đó, nhưng hãy hạn chế việc chỉnh sửa khi bạn đang viết.
Cứ tạm thời mặc kệ những lỗi chính tả và những câu cú ngắn cụt không hoàn thiện. Thay vào đó, bạn cứ viết cho hết ý tưởng ra màn hình, nghĩ gì viết đó.
Sau khi bạn đã viết xong nội dung cho tiêu đề phụ của bạn, quay lại và viết phần mở đầu và tổng kết.
Để hai phần này đến cuối mới viết sẽ giúp hai phần này chặt chẽ và liên kết với nhau cũng như với thân bài của bạn hơn nhiều.

Chỉnh sửa ( cũng như cắt bỏ sự lạc hướng )
Cuối cùng là việc chỉnh sửa bài viết của bạn – bạn tốt nhất nên làm việc nay sau khi đã viết xong bài viết một thời gian rồi.
Khi bạn thiết kế hay làm mã code thì bạn có thể mở tiếng nhạc hay là tivi, nhưng khi bạn viết thì bạn tốt hơn hãy loại bỏ hết tất cả sự ồn ào, đánh lạc hướng như là đóng cửa, tắt các tab không cần thiết, thoát khỏi Facebook và bạn thậm chí có thể cho chạy tiếng mưa để giúp việc xao nhãng của bản thân.

3. Kết hợp
Bạn có thể kết hợp với người khác trong bất kì chuyên mục nào của content.
Việc này có thể giúp giảm tải lượng công việc của bạn, kéo theo thêm nhiều content cho bạn và quảng bá cho những người kết hợp với bạn, cho nên đây có thể nói là một trận win-win.

Sau đây là một vài ví dụ mà nội dung kết hợp có thể có:
Các buổi phỏng vấn
Trích dẫn
Point/Counterpoint
Tổng hợp
Ý tưởng nằm sau việc kết hợp không phải vì chỉ bạn sẽ có “content miễn phí”, mà thay vào đó là khía cạnh của việc bạn đính kèm một giá trị độc đáo cho khán giả và biến nó thành giá trị xứng đáng với đối tác của bạn trong việc tạo ra content.
Việc này cũng bao gồm việc dẫn link tới website cũng như trang mạng xã hội của các người kết hợp với bạn, chia sẻ content trên mạng truyền thông và còn có thể quảng bá trên các quảng cáo có thu phí.
Nếu như bạn làm việc này tốt thì những người kết hợp với bạn sẽ mong muốn được làm việc với bạn nhiều hơn, sẽ chia sẻ content tới khán giả của họ, sẽ dẫn link tới website của họ và có thể giới thiệu bạn tới những mà họ đang làm việc chung.

4. Đổi mục đích (Repurpose)
Bài viết blog bạn viết mà khiến cho mọi người phát cuồng không nhất thiết phải chỉ là một bài blog – bạn có thể chuyển đổi mục đích content đó thành một video hoặc là podcast, hoặc bạn thậm chí có thể viết lại content đó với tư khách là một bài đăng của khách (guest post) vào website khác.
Vậy có nghĩa chỉ với một content đó mà bạn có thể sử dụng nó vào ba hoặc bốn phương tiện đăng tải khác nhau.
Bạn có thể dễ dàng đổi mục đích của nội dung này vào năm sau mà không lo bị hết tác dụng.
Chìa khóa ở đây chính là mỗi lần chuyển đổi mục đích như vậy thì bạn phải làm sao cho thật độc đáo, điều chỉnh content này cho phù hợp với đối tượng khán giả trong phương tiện đăng tải cụ thể đó.
Bạn cũng nên để đăng tải các bài viết này cách nhau vài ngày, bởi nếu như trong một ngày mà xuất hiện quá nhiều nội dung tương tự nhau ở nhiều nơi khác nhau thì nhìn sẽ giống SPAM; còn nếu như có dính tới đường link thì sẽ khiến cho người ta nghĩ content của bạn là “dẫn link không tự nhiên”
Trong đoạn trên bài viết chúng ta đã nhắc tới việc lập kế hoạch – nếu như bạn làm như vậy thì bạn có thể sản xuất những bài blog dựa trên lịch làm việc của bạn, đồng thời tạo ra những guest post, video hay là podcast khi gần đi tới đoạn cuối của lịch làm việc của bạn để tránh quá tải.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *